4 nguyên tắc dưỡng sinh mùa thu giúp bạn loại bổ bệnh tật trong người

Ngày đăng: 11:42 AM, 29/08/2019 - Lượt xem: 1.3k

Sau đây là 4 nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa thu theo sách Đông y, bạn có thể tham khảo để áp dụng đúng cách.

Ăn tăng chua, giảm cay

 

Theo thuyết Ngũ hành, món ăn có ngũ vị là: chua, cay, đắng, mặn, ngọt, năm vị này có quan hệ với ngũ tạng. Theo Đông y: “Chua vào can, cay vào phế, đắng vào tim, mặn vào thận, ngọt vào tỳ”. Theo đó món ăn chua giúp dưỡng can, ngọt dưỡng tỳ.

 

Tuy nhiên bạn không nên ăn quá chua. Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa thì càng phải hạn chế ăn chua để phòng viêm loét nặng thêm. Bạn cũng không nên ăn nhiều dưa muối, cà muối vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp vì ăn mặn nhiều.

 

Đông y còn lý luận: “chua ngọt hóa âm”, vì thế món ăn chua ngọt giúp điều dưỡng can và tỳ, nên dùng nhiều hơn vào mùa thu. Mặt khác, mùa thu cần kiêng bớt vị cay như hạt tiêu, tỏi, ớt, gừng, rượu… vì các món này làm phế khí phát tán quá độ gây tổn hại cho phổi và tổn thương tới can, tỳ.

 

Ngủ sớm dậy sớm

 

Về mặt này trong “Hoàng đế nội kinh” ghi: “Mùa thu cần ngủ sớm dậy sớm, bắt đầu từ gà gáy, giúp tinh thần bình ổn, để tránh khí tiêu điều vào mùa thu”.

 

Ngủ sớm để thuận theo âm tinh cất giữ, dùng dưỡng “thâu” khí. Dậy sớm nhằm thuận theo dương khí từ từ mạnh lên, khiến phế khí giãn ra. Bởi vậy, người là có thể thu dương khí, nếu không dương khí toàn bộ tản ra bên ngoài, khi đến mùa Đông, thân thể người sẽ xuất hiện suy nhược.

 

Mùa thu dễ mệt mỏi, ngủ trưa điều dưỡng tốt cho tim, làm khỏe tim, giảm xác suất bị bệnh tim mạch.

 

Ngoài ra, cũng có truyền thống dưỡng sinh khởi xướng “thu đống”. Đó là mùa thu nên để cơ thể chịu lạnh một chút làm giảm tiết mồ hôi, vì mồ hôi ra làm âm khí hao tổn, thuận theo nguyên tắc dưỡng sinh vào mùa thu là “trữ âm tinh, giữ âm khí”. Tuy nhiên cũng không được để cơ thể lạnh quá, đặc biệt với người già, trẻ nhỏ và người sức khỏe không tốt, nên mặc thêm áo ấm, tránh để khí lạnh làm thương tổn cho phế.

 

Mùa thu dễ gây bệnh cảm cúm, phải phòng tránh thế nào? Kiến nghị dậy sớm mở cửa sổ ra để hít thở không khí trong lành, sau đó rửa mặt bằng nước nóng thay vì nước lạnh khiến khí lạnh nhiễm vào mũi; đến tối dùng nước ấm rửa chân để kích thích tuần hoàn máu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trong nhà lỡ có người bị cảm cúm có thể đun nước giấm rồi đóng kín các cửa lại để xông qua gian nhà một lượt giúp trừ bệnh cảm cúm.

 

Món ăn dưỡng sinh trong mùa thu

 

duong sinh mua thu-phunutoday

Món canh bách hợp, ngó sen, hạt sen

 

Chuẩn bị nguyên liệu:

250 gram củ sen

50 gram hạt sen tươi

30 gram hoa huệ (bách hợp) tươi

Một chút đường trắng vừa đủ.

Cách thực hiện:

Rửa sạch củ sen, cắt thành hình hạt lựu nhỏ, rửa hạt sen tươi (không cần loại bỏ tâm sen), rửa sạch hoa huệ tươi.

 

Cho cả ba loại nguyên liệu này vào nồi hầm, thêm lượng nước thích hợp, đun sôi trên bếp với lửa nhỏ, nấu như vậy cho đến khi củ sen, hạt sen mềm và sẵn sàng có thể ăn được.

Bạn thêm lượng đường theo sở thích là có thể thưởng thức.

 

Tác dụng:

Đây là món ăn lành, bổ dưỡng, phù hợp vào giai đoạn thời tiết sang thu. Ngoài ra còn có tác dụng tốt cho lá lách, cải thiện sức khỏe của phổi, giúp cho cơ thể thêm năng lượng.

 

Phương diện phòng the: Tiết chế dưỡng âm

Mùa thu phải thuận theo nguyên tắc tích trữ của giới tự nhiên, vì thế tiết chế chuyện phòng the là tích trữ âm tinh.

“3 nên, 2 không nên” khi ăn uống để bảo vệ dạ dày khỏi bệnh tật

“3 nên, 2 không nên” khi ăn uống để bảo vệ dạ dày khỏi bệnh tật

10:30 AM, 16/08/2019
Muốn bảo vệ dạ dày của chính mình, hãy ghi nhớ những nguyên tắc ăn uống sau đây:
Kiểu ăn tưởng lành mạnh làm tăng 20% nguy cơ đột quỵ

Kiểu ăn tưởng lành mạnh làm tăng 20% nguy cơ đột quỵ

11:20 AM, 09/09/2019
Nghiên cứ mới từ Đại học Oxford (Anh) cảnh báo rằng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não sẽ gia tăng đáng kể ở những người bị thiếu chất do không chịu ăn thịt.
6 món ăn dễ làm bảo vệ thận

6 món ăn dễ làm bảo vệ thận

10:51 AM, 10/07/2019
Đông y nhấn mạnh rằng “Thận là gốc của tiên thiên”, trong quá trình đảm bảo “thận khí” cho cơ thể, đồng thời cũng có sự tiêu hao không ngừng, nếu chỉ tiêu hao mà không được bồi bổ một cách lâu dài, ắt sẽ tạo ra thận suy.