Củ khoai sọ chứa tinh bột, protid, lipid, galactose, arabinose, Ca, P, Fe và các vitamin A, B, C; có 17 acid amin và nhiều acid béo chưa no (acid linoleic, acid linolenic), chất gây ngứa. Khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây.
Theo Đông y, lá và bẹ lá vị cay, tính bình; có tác dụng liễm hãm, chỉ tả, tiêu thũng độc. Củ khoai sọ vị cay ngọt; vào tỳ và thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm, tiêu thũng. Trị phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mạn tính, viêm sưng hạch (lao hạch), chấn thương đụng giập, gãy xương chảy máu do chấn thương, viêm sưng khớp do phong thấp, đau dạ dày, mụn nhọt, rắn cắn, lao phổi, bướu giáp; hỗ trợ trị ung thư vòm họng, ung thư gan... Ngày dùng 60 - 120g dưới dạng nấu hầm, giã đắp ngoài.
Những bài thuốc chữa bệnh từ khoai sọ
Hạ huyết áp Do có chứa một lượng kali khá lớn nên ăn nhiều khoai sọ sẽ giúp kiểm soát mức huyết áp tốt hơn đồng thời hạn chế nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Khoai sọ cũng nằm trong nhóm những thực phẩm có chỉ số glycemic thấp (chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết), giúp hạn chế lượng glucose hấp thu vào gan, có tác dụng giảm cân cho cơ thể. Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ cũng góp phần mang lại cảm giác no lâu và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Vì chỉ chứa một lượng chất béo rất ít và không có cholesterol nên loại củ này làm giảm khả năng mắc bệnh về tim mạch. Thông thường, bệnh về tim mạch bắt nguồn từ tình trạng tắc nghẽn ở các động mạch cũng như những trở ngại trong quá trình lưu thông máu, gây ra các cơn đau tim. Những người ăn khoai sọ thường xuyên sẽ ít có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh này.
Giúp nhuận tràng, chống táo bón
Khoai sọ rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón nên thường xuyên ăn khoai sọ để nhuận tràng.
Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.
Chống suy nhược cơ thể
Gluxit, một chất chiếm lượng lớn trong khoai sọ. Gluxit có tác dụng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể. Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.
Hỗ trợ trị viêm thận
Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận. Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Cung cấp năng lượng
100 gram khoai sọ cung cấp khoảng 112 calo, trong khi 100 gram khoai tây có khoảng 87 calo. Lượng calorie của khoai sọ chủ yếu đến từ các carbohydrate phức hay gọi là các amylose và amylopectin.
Tuy nhiên, khoai sọ ít chất béo và protein cao hơn so với ngũ cốc và các loại đậu. Mức protein có trong khoai sọ có thể được so sánh với các nguồn thực phẩm nhiệt đới khác như khoai lang, sắn... có thể là một nguồn năng lượng thay thế cho lương thực lúa gạo.
Làm sạch răng
Trong khoai sọ có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe trong đó có flo và nó có chức năng làm sạch và bảo vệ răng tự nhiên, an toàn.